Friday, December 25, 2015

Tư vấn thiết kế hệ thống tiếp đất chống sét -Cọc tiếp đất

 Vai trò của hệ thống tiếp đất chống sét, cột thu sét trong hệ thống chống sét

Sét là một nguyên nhân có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản. Vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp bảo vệ tránh được thiệt hại do sét gây ra khi xây dựng các công trình.




Sét có khả năng gây thương tích cho con người  & phá hủy nhà cửa qua nhiều cách thức khác nhau.
+ Sét đánh trực tiếp vào công trình hay đánh vào con người…
+ Khi tiếp xúc hoặc đứng cạnh vật bị sét đánh (vì sét có thể phóng qua khoảng cách không khí giữa người và vật).
+ Khi đứng trên mặt đất hoặc những khu vực ẩm ướt.
+ Sét lan truyền qua đường dây cáp điện, cáp viễn thông…tới các vật như điện thoại, tivi, ổ cắm, các vật dụng có chứa linh kiện điện - điện tử...
Do vậy tùy vào mục đích bảo vệ chúng ta sẽ chọn loại chống sét trực tiếp hay chống sét lan truyền.
Trong một hệ thống chống sét bất kể là chống sét trực tiếp (chống sét đánh thẳng) hay chống sét lan truyền, hệ thống nối đất (hệ thống tiếp địa) đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì, chỉ khi hệ thống tiếp đất tốt thì hệ thống chống sét mới hoạt động có hiệu quả.
Một hệ thống tiếp đất chống sét cơ bản gồm các vật tư sau:
+ Cọc tiếp đất chống sét.
+ Dây thoát sét hay dây tiếp đất
+ Các mối hàn, ốc siết cáp
+ Hóa chất làm giảm điện trở tiếp đất.
Nguyên tắc hoạt động và cách lắp đặt cột thu sét

cot-thu-set.jpg

Để bảo vệ các toà nhà, các công trình xây dựng khỏi bị sét đánh, người ta thường lắp cột thu sét. Cột thu sét được phát minh vào năm 1752 bởi nhà khoa học người Mỹ tên là Franklin với ưu điểm lợi dụng vị trí trên cao nhằm thu sét vào mình rồi truyền xuống đất, đem lại sự an toàn cho con người và các vật khác.
Cột thu sét được cấu thành bởi ba bộ phận là kim thu sét trực tiếp (bao đế và trụ đỡ kim thu sét…), dây dẫn sét và thiết bị tiếp đất chống sét. Mỗi bộ phận đều phải có điện trở rất nhỏ, mặt cắt phải đạt tới mức độ nhất định để chịu được dòng điện cực lớn khi sét đánh qua.
- Trụ đỡ kim thu sét thường làm bằng sét tráng kẽm đường kính 60mm, dài hơn 2m, được lắp đặt trên nóc các toà nhà cao tầng hoặc trên đỉnh ống khói
- Dây dẫn sét nối từ cột chống sét xuống đất được làm từ dây đồng trần hay các loại cáp thoát sét chống nhiễu (Cáp ERICORE của hãng ERICO).
- Thiết bị tiếp đất phải được chôn ở một độ sâu nhất định dưới lòng đất và phải tiếp xúc tốt với mặt đất để dẫn dòng điện khi bị sét đánh.
Hệ thống chống sét đánh thẳng (gồm kim thu sét, dây dẫn sét và bộ phận tiếp đất chống sét) có tác dụng bảo vệ công trình, tức là khi sét đánh vào, hệ thống chống sét có tác dụng chuyển dòng điện sét xuống đất một cách nhanh chóng.
Cột thu sét thường được lắp ở những vị trí cao (lắp càng cao, phạm vi bảo vệ công trình càng lớn). Tuy nhiên, cũng không nên lắp cột thu sét quá cao, vì nếu lắp cao quá, độ chắc chắn sẽ không đảm bảo, khi gặp gió lớn, cột thu sét có thể sẽ bị nghiêng hoặc đổ, làm mất tác dụng của cột thu sét. Ở những nơi trống trải hay xảy ra sét đánh thì phải trồng cột thu sét để đảm bảo an toàn cho những người làm việc ở khu vực này.

 Công ty SOHO chuyên cung cấp các thiết bị chống sét chính hãng từ nhà  sản xuất chính hãng, cung cấp các dịch vụ thi công lắp đặt hệ thống chống sét, tư vấn thiết kế hệ thống chống sét, bảo trì nâng cấp hệ thống chống sét cho các công trình nhà ở,nhà dân dụng, nhà Xưởng, nhà cao tầng, chung cư, cao ốc, các công trình công cộng......

Liên hệ với Mr. Hoàn 0934452678 hoặc 04. 3793.1955 để biết thêm thông tin, được tư vấn và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.


No comments:

Post a Comment